Tư Mã Ý là một nhân vật vừa khôn ngoan, vừa gian xảo mà số phận cũng chìm nổi theo thời cuộc. Nhưng ông lại giúp cho con cháu làm nên đại cuộc khi soán ngôi nhà Ngụy tạo ra nhà Tấn sau này.
Minh Di là gì?
Trong Kinh Dịch, quẻ Minh Di có tên đầy đủ là Địa Hỏa Minh Di.
Trên là là Khôn, dưới là Ly.
Ly đại diện cho ánh sáng hay văn minh, nhưng phải chịu trốn dưới đất, bị đất che khuất. Trong khi trốn đó, sự văn minh đó vẫn tỏa sáng chứ không tắt đi, nó chị bị che khuất mà thôi. Vì thế, tên Minh Di có nghĩa là ánh sáng bị sát thương.
Về lý mà nói, đây là việc một người cố dấu cái khôn ngoan của mình, làm cho người khác tưởng mình ngu để rồi khi tung chiêu thì khó có ai đỡ nổi.
Tư Mã Ý là ai?
Tư Mã Ý, hiệu là Trọng Đạt, là người của dòng họ Tư Mã, một gia đình học thức cao của Trung Quốc trong thời nhà Hán. Đến đời Tư Mã Ý thì đất nước loạn do nhà Hán suy yếu nên ông hoàn toàn ở ẩn mà không ra làm quan.
Tào Tháo là người đã phát hiện ra ông và bắt ông phải ra làm quan nếu không sẽ bị xử trảm. Khi tham gia làm quân sư cho Tào Tháo ông đã giúp nhiều cho chủ công của mình.
Tào Tháo đã yêu cầu Tư Mã Ý làm thầy dạy cho thiếu công tử là Tào Sung, nhưng chẳng may Tào Sung bị hại và mất sớm. Sau khi Tào Sung mất, Tào Tháo muốn Tư Mã Ý chọn một trong 3 công tử còn lại là Tào Phi, Tào Chương và Tào Thực để dạy nhưng Tư Mã Ý từ chối. Ông nói rằng ông sẽ túc trực và đốt sách bên mộ của Tào Sung 3 năm, sau đó sẽ chọn một công tử của Tào gia để dạy dỗ.
Sau thời gian 3 năm, ông đã chọn Tào Phi, một trong những người kém nhất trong 3 con còn lại của Tào Tháo. Tuy nhiên, Tào Tháo không chịu và cho ông ra đi. Trước khi ra đi ông đến gặp Tào Phi và nói rằng mình sẽ ở bên ngoài thành, khi nào cần hãy ra gặp mình. Trong thời gian này ông cũng giúp Tào Phi nhiều lần thoát khỏi tai ương và dần chiếm được sự tin tưởng của Tào Tháo.
Số phận lênh đênh và sự nhẫn nhục.
Khi Tào Tháo mất nhường ngôi lại cho Tào Phi. Ông căn dặn con là phải dùng Tư Mã Ý nhưng cũng phải đề phòng. Chính vì điều này nên Tào Phi không bao giờ cho ông một chức gì cả, cho đến cuối đời mới cho ông cầm quân.
Trong 2 đời kế tiếp của Tào Đế(Tào Duệ và Tào Phương) thì ông cũng gặp những trớ trêu. Cho dù đánh thắng quân giặc vẫn bị những người Tào Thị dành công. Có lúc ông phải bỏ quan về quê để an phận.
Nghệ thuật Minh Di ở một tầm cao
Nghệ thuật minh di của Tư Mã Ý được thể hiện trong các trường hợp sau:
-
Khuyên Tào Phi lên ngôi Đế nhưng không nhận chức tướng quốc
Mặc đù Tào Tháo khi còn sống đã nắm hết binh quyền và nhiều triều thần ủng hộ ông hoán ngôi nhưng ông không làm. Đến khi Tào Phi lên ngôi thì Tư Mã Ý đã khuyên Tào Phi nên xưng đế và phế bỏ nhà Hán.
Tào Phi còn lăn tăn hỏi: Ta chưa có đủ thời gian và uy tín thì làm sao mà xưng Đế.
Tư Mã Ý trả lời: Chính vì thế mới xưng Đế.
Mặc dù khi Tào Phi là Ngụy Đế muốn dành cho ông chức Tướng Quốc nhưng ông từ chối và khuyên để Hoa Hâm nắm chức này.
Con trai Tư Mã Chiêu không hiểu nên chất vấn ông, ông nói: Chúng ta 100 năm ăn lộc nhà Hán, giờ nếu cha làm tướng quốc thì đời sau có tha thứ cho dòng họ ta không?
Cái nhìn xa của Tư Mã Ý là: Hãy cứ nhịn nhục chờ thời, khi Tào Phi soán ngôi nhà Hán thì ta có thể soán ngôi Ngụy Đế mà không bị người đời chửi rủa.
-
Giả bệnh lừa vua để chiếm quyền nhiếp chính
Khi người thiếp của ông là Tịnh Thù sinh con, thay vì bà mụ cho uống thuốc cầm máu thì ông lại yêu cầu cho uống thuốc chống đông máu để người thiếp mất máu mà chết. Lúc này ông giả buồn đau và nằm liệt giường.
Thời gian này nhằm vào tiết thanh minh, quan nhiếp chính là Tào Sản muốn đưa vua ra ngoài thành nhưng sợ có biến khi có Tư Mã Ý trong thành. Nhưng sau khi cho người dò la thì biết Tư Mã Ý bị bệnh nên ông ung dung dẫn vua đi.
Đây là thời cơ để Tư Mã Ý hành động. Ông chớp lấy ngay và sai những người trung tín trước đây tiến vào cung để khống chế thái hậu và sau đó là tước quyền của Tào Sản, ông trở thành người nhiếp chính và khống chế toàn bộ triều đình.
Mặc dù ông không lên ngôi Đế khi còn sống, nhưng sau này cháu ông đã soán ngôi Đế của Tào Thị và lập nên nhà Tấn.
Tạm kết
Qua hai sự kiện tiêu biểu sẽ nhìn thấy được bản chất của sự mưu mô trong con người Tư Mã Ý. Tào Thị 1 đời vương 3 đời đế đều đề phòng Tư Mã Ý và làm cho ông khốn đốn, nhưng ông vẫn chịu nhục, cung cúc thờ chủ như không có chuyện gì.
Đến khi ông ra tay thì mọi sự tính toán rất hợp lý và không có một sai sót nào.
Nghệ thuật Minh Di nằm ở chỗ là sự thông minh luôn có trong bạn, nhưng người khác không biết bạn làm gì, hành động thế nào đến cuối cùng bạn có thể chiến thắng.
Trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc, một nhà lãnh đạo là Đặng Tiểu Bình đã rất thành công trong việc sử dụng quẻ Minh Di với chính sách Thao Quang Dưỡng Hối. Chính sách này là chìa khóa đưa Trung Quốc thoát khỏi sự bế tắt sau thời kỳ lãnh đạo của Mao Trạch Đông.
(Minh Chiêu – Lê Văn Trường)