Kinh Dịch là một tác phẩm kinh điển không chỉ trong nên văn hóa Trung Quốc mà hầu hết các dân tộc Đông Á. Lý giải về Huyền sử về kinh dịch để chúng ta hiểu thêm công lao của tiền nhân.
Sự ra đời của Kinh Dịch
Tương truyền Phục Hy là một vị vua thời thượng cổ. Ông nguyên là tộc trưởng của một tộc người. Do cư dân của mình bị nhiều thiên tai dãn đến mất mùa, đói kém. Để giúp dân thoát khỏi tình cảnh trên, ông đã bỏ công quan sát các qui luật tự nhiên và tìm ra được cách để giúp dân thoát khỏi những tai ương do thiên nhiên gây ra.
Trong khi quan sát, ông đã dược nhìn thấy con Long Mã mang trên lưng những nét chấm đen tráng, là chỉ dấu của thượng đế ban cho ông cách khắc chế thiên nhiên. Bản bố trí các vạch đen trắng này được gọi là Hà Đồ.
Từ những chỉ dân của Hà Đồ ông đã tìm ra sự biên thiên của vũ trụ như âm dương, lưỡng nghi và tứ tượng.
Mỗi vạch liên tượng trưng cho khí dương.
Mỗi vạch đứt tượng trưng cho khí âm.
Hai vạch này được gọi là lưỡng nghi. Lưỡng nghi có tính chất đối đãi, đó là việc hai khí này bù trừ, hỗ trợ nhau.
Khi âm dương giao hòa với nhau thì tạo ra tứ tượng.
Thái dương – Thiếu âm – Thiếu dương – Thái âm
Sau khi có tứ tượng vận hành thì việc 2 tượng tương tác với nhau sẽ tạo ra sự vật, gọi là bảt quái.
Như vậy, Bát quái sẽ do 3 hào(âm hoặc/và dương) kết hợp với nhau. Điều ra sẽ tạo ra 8 quái riêng biệt có tên:
- Càn
- Đoài
- Ly
- Chấn
- Tốn
- Khảm
- Cấn
- Khôn
Hai quái chồng lên nhau tạo ra trùng quái, đó là tạo ra một hiện tượng mới và chúng ta có 8×8 = 64 hiện tượng, tức là 64 quẻ dịch.
Mỗi quẻ có 6 hào, tổng cộng có 384 hào(hoặc âm hoặc dương).
3 loại dịch
Từ khi Phục Hy phát minh ra Kinh Dịch, tương truyền cho đến nay đã có 3 phiên bản khác nhau của Kinh Dịch:
- Liên sơn hay còn gọi là Dịch nhà Hạ
- Quy tàng hay còn gọi là Dịch nhà Thương
- Chu Dịch hay còn gọi là dịch nhà Chu.
Cho đến nay, Liên sơn và Quy tàng đã bị thất truyền, chỉ còn lại bộ duy nhất là Dịch nhà Chu nên thường gọi là Chu Dịch.
Sự hình thành của Chu Dịch
Vào cuối đời nhà Thương, vua Trụ nổi tiếng là tàn ác. Ông chỉ ăn chơi bên mỹ nữ và hà khắc với dân chúng. Ở đâu cũng có sự than khóc của quần thần và dân chúng.
Trong số các quần thần có Cơ Xương là thủ lĩnh của bộ tộc Chu. Cơ Xương là một người vùa có tài, vừa có đức, rất được dân chúng yêu mến. Chình vì điều này ông dã bị Trụ Vương thù và giam cầm 9 năm trong hang Dữu Lý. Suốt thời gian này, ông đã bỏ công sang định lại toàn bộ Kinh Dịch của Phục Hy, viết ra Thoán từ để giải nghĩa cho từng quẻ, đặt tên quẻ và hình thành nên bộ Chu Dịch.
Sau khi Văn Vương mất, con ông là Chu Võ Vương nối ngôi và đánh được Vua Trụ, lập ra nhà Chu. Người em của ông là Chu Công Đán hay còn gọi là Chu Công Đán tiếp nối sự nghiệp của cha viết hào từ để giải nghĩa cho các hào.
Triều đại nhà Chu lúc này được các Chư Hầu gọi là Thiên Tử. Cũng nhờ thế mà Kinh Dịch có sức ảnh hưởng rộng rãi.
Công lao của Khổng Tử
Khổng Tử là người sinh ra và lớn lên khi nhà Chu bắt đầu suy vong. Ông được xem là một học trò xuất sắc của Chu Công.
Công nghiệp của Khổng tử là viết nên Thập Dực cho Kinh Dịch, trong đó 64 Đại tượng truyện là công trình đã giúp cho Kinh Dịch còn có giá trị cho đến bây giờ.
Theo Khổng Tử, những vạch của Phục Hy, Thoán từ của Văn Vương, lời hào của Chu Công quá cô đọng khiến cho người đời sau khó hiểu. Vì thế ông tiếp tục san định và bổ sung thập dực để làm rõ thêm nghĩa.
Những gì Khổng Tử làm cho Chu Dịch đến nay vẫn còn nguyên giá trị và chúng ta được thụ hưởng.
Sài Gòn 05 tháng 10 năm Giáp Thìn(2024)
Minh Chiêu – Lê Văn Trường