Hồng Phạm Cữu Trù – Bản hiến Pháp Xưa Nhất của Nhân Loại

Hồng Phạm Cữu Trù – Bản hiến Pháp Xưa Nhất của Nhân Loại

Hồng Phạm Cữu Trù là 9 vấn đề chủ chốt để bậc đế vương theo đó mà xác lập đạo trị quốc, tương truyền được lập bởi Đại Vũ, vị vua sáng lập nhà Hạ.

Đại Vũ là ai?

Ngày xưa vào thời Nghiêu – Thuấn, toàn bộ Trung Nguyên của lãnh thổ Trung Hoa cổ hay bị ngập lụt, vì thế công cuộc trị thủy được các vua đặt lên hàng đầu. Ông Cổn là một vị quan vào thời vua Thuấn được giao làm công tác này. Trong vòng 9 năm, ông Cổn đã cố gắng nhưng mãi không trị thủy được và cuối cùng bị vua Thuấn xử tử.

Đại Vũ là ai?

Khi ông Cổn chết, Đại Vũ là một thiếu niên có tài nên được giao tiếp nối công việc của cha còn đang dang dỡ. Trong suốt 13 năm, Đại Vũ bằng tài trí của mình đã chỉ huy công việc trị thủy thành công. Mến tài của Đại Vũ, vua Thuấn đã truyền ngôi cho Vũ(Lúc này ngôi vua còn truyền hiền). Từ đó Đại Vũ sáng lập ra nhà Hạ, triều đại phong kiến truyền tử đầu tiên của Trung Quốc.

Nguồn gốc của Hồng Phạm Cữu Trù

Sau khi xác lập nhà Hạ, vua Hạ Vũ vẫn tiếp tục công tác trị Thủy làm cho vùng bình nguyên được yên ổn và được mùa. Nhân một chuyến tuần thú về Phương Nam, khi đi qua sông Lạc ông được nhận một bức thư để chỉ dẫn cách trị quốc, còn gọi là Lạc Thư.

Nguồn gốc của Hồng Phạm Cữu Trù

Căn cứ trên các chỉ dẫn trong Lạc Thư, ông đã tạo ra Hồng Phạm Cữu Trù, trong đó chứa 9 phạm trù mà một bậc quân vương cần tổ chức để trị nước. Nó được xem là một bản hiến pháp sơ khai và lâu đời nhất để các bậc quân vương làm theo.

Nội dung của Hồng Phạm Cữu Trù

Căn cứ trên Lạc Thư, Vua Đại Vũ xác lập ra Hồng Phạm Cữu Trù đó là một ma trận gồm 9 ô, mà tại đó 3 số cộng lại theo một phương nào đó (ngang, dọc, chéo) đều có tổng là 15.

Hồng Phạm Cữu Trù

Tên của các Trù theo số như sau:

  • 1: Ngũ hành
  • 2: Ngũ sự
  • 3: Bát chính
  • 4: Ngũ kỉ
  • 5: Hoàng cực
  • 6: Tam đức
  • 7: Kê nghi
  • 8: Thứ trưng
  • 9: Ngũ phúc, Lục cực

Ngũ Hành

Vũ trụ này được hình thành bởi 5 yếu tố: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ(Nước, Lửa, Gỗ, Kim loại và Đất). Vì thế ngũ hành đứng đầu trong cữu trù.

Thủy là nước ngấm xuống nên có vị mặn

Hỏa là lửa, bốc lên nên có vị đắng

Mộc là gỗ, cong thẳng nên có vị chua

Kim là kim khí, kim loại có thể đổi hình dạng nên có vị cay

Thổ là đất, dễ dàng cày cấy nên có vị ngọt.

Trong ngũ hành thì Hỏa và Thủy là quan trọng nhất vì nó chính là nguồn nuôi dưỡng cho vạn vật. Chính vì thế trong tiên thiên Bát quái thì Kiền Khôn là trục đứng và Thủy Hỏa là trục ngang.

Ngũ hành cũng có sự tương sinh và tương khắc nhau.

Ngũ Hành

Ngũ hành biểu thị cho ngũ đức của bậc quân vương:

  • Thủy – Trí
  • Hỏa – Lễ
  • Mộc – Nhân
  • Kim – Nghĩa
  • Thổ – Tín

Thủy là nước thì đâu cũng có thể đến được nên thuộc đức Trí.

Hỏa là lửa thì trong sáng và bốc lên nên thuộc đức Lễ.

Mộc là gỗ khó bẻ nên thuộc đức Nhân.

Kim là Kim loại  cứng cáp nên thuộc đức Nghĩa.

Thổ là đất đày đặn, tràn đầy nên thuộc đức Tín.

Nếu bậc quân vương bị lệch lạc một đức nào đó, có  nghĩa là có sự mất quân bình trong ngũ hành nên gây ra những hậu quả cho dân chúng.

Đức Trí bị lệch lạc có nghĩa là Thủy đang mất quân bình nên gây ra nạn lụt lội.

Đức Lễ bị lệch lạc có nghĩa Hỏa đang mất quân bình nên gây ra nạn hỏa hoạn.

Đức Nhân bị lệch lạc thì Mộc đang bị mất cân bằng nên cây cối khô cằn, mất mùa.

Đức Nghĩa bị lệch lạc có nghĩa là hành Kim mất cân bằng, dẫn đến khí độc, bệnh tật tràn lan gây chết người.

Đức Tín bị lệch lạc có nghĩa là hành Thổ bị mất quân bình khiến lòng dân li tán, cướp bóc nổi lên.

Với mối quan hệ tương hổ như trên, chỉ cần một hành bị mất quân bình có thể sẽ kéo theo những hành khác cũng mất quân bình khiến cho các tai ương liên tiếp xảy ra.

Bậc quân vương hãy nhìn vào việc ứng xử của thiên nhiên mà tu sửa cái đức của mình mà làm phúc cho thiên hạ.

Trong lịch sử từ xưa đến nay, những vị vua đức độ thường có sự ưu đãi của trời đất khiến cho dân chúng ấm no. Nhưng với những bậc đức mỏng, ăn chơi sa đọa thì thiên tai, mất mùa, giặc giả xảy ra liên miên khiến dân chúng lầm thang, đói khát.

Ngũ sự

Ngũ sự là 5 việc mà một bậc quân vương cần phải có khi lãnh đạo quốc gia. Có được 5 điều này thì mọi việc mới hanh thông được.

Việc thứ nhất là Dung. Đây chính là dung mạo, gương mặt và dáng vẻ của bậc đế vương, vừa nghiêm chỉnh mà vừa bao dung. Bậc đế vương tượng trưng cho sức mạnh quốc gia, không thể xuề xòa được. Việc này như một cái cây luôn xuất hiện với vẽ đẹp rạng ngời, trang nghiêm, thuộc về hành Mộc.

Việc thứ hai là lời nói. Lời nói của bậc đế vương phải trôi chảy, đi vào lòng người, nói như rót mật vào tai, nói sao mà ai cũng nghe theo. Việc này như nước, ở đâu cũng vào được, thuộc về hành Thủy.

Việc thứ ba là mắt thấy. Đôi mắt của người lãnh đạo phải tinh anh, nhìn thấy mọi việc để biết được đâu là cơ đâu là nguy cho dân tộc, thuộc về hành Hỏa.

Việc thứ tư là tai nghe. Ngoài nhìn thấy thì tai nghe cũng hết sức quan trọng. Phải nghe rõ các thanh âm để đoán định lành dữ có thể diễn ra, như nghe tiếng chuông ngân, thuộc về hành Kim.

Việc thứ năm là ý tứ. Ý tứ là suy nghĩ. Các dữ kiện được nạp vào, suy nghĩ là việc sắp xếp các dữ kiện để có hành động phù hợp. Bậc đế vương không chỉ nghe, nhìn để hành động mà họ phải suy nghĩ, thiết lập phương cách vững chắc mới đưa ra hành động, thuộc về hành Thổ.

Như vậy, người lãnh đạo một gia đình, một cộng đồng, một doanh nghiệp, một quốc gia luôn phải có ngũ sự. Từ đó họ có được sự sáng suốt, tránh những lời xu nịnh, những điều thị phi làm cho hoa mắt, ù tai để đưa ra các quyết định không đúng, có hại cho tổ chức mình.

Bát chính

Bát chình là tám chính sách cơ bản mà một nhà nước cần áp dụng để xây dựng một chính quyền mạnh và đời sống dân cư ấm no. Bát chính bao gồm:

  • Một là lương thực: Một quốc gia luôn phải đảm bảo lương thực cho toàn dân, không để dân bị đói khổ.
  • Hai là của cải. Của cải thể hiện sự giàu có của một quốc gia, thể hiện một chính sách cầm quyền đúng của nhà nược để tạo ra của cải cho xã hội.
  • Ba là tế tự. Một quốc gia được xây dựng không phải chỉ một sớm một chiều, nó cần đổ bao nhiêu xương máu của tiền nhân, tiên tổ. Người đứng đầu phải biết ơn những người đã hi sinh để kiến lập nên quốc gia. Ngàn xưa để lại, các vua khi đăng cơ để phải đến xin lễ ở nhà Thái Miếu.
  • Bốn là công chánh. Dưới các triều đại phong kiến, việc này được xem là quản lý đất đai. Vì lúc đó nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và kinh tế tự cung tụ cấp. Đối với ngày nay, ngành công chánh của một quốc gia là trách nhiệm của chính phủ. Phải quản lý được tài nguyên quốc gia, những mũi nhọn của nền kinh tế nhằm tạo ra của cải và sự ấm no cho dân chúng.
  • Năm là giáo dục. Giáo dục luôn là một chính sách hàng đầu của một quốc gia để tạo ra lực lượng trí thức phục vụ cho chính quyền. Một chính quyền bền vững và giàu mạnh phải có đội ngữ trí thức được đào tạo bài bản để quản trị xã hội, giúp cho các bậc quân vương có những chiến lược phát triển tốt, bền vững.
  • Sáu là hình luật. Ở thời nào cũng vậy, có giáo hóa là phải sự ràng buộc và hình luật để trừng trị những kẻ nghịch tặc nhằm tạo ra sự công bằng cho xã hội.
  • Bảy là tiếp tân. Ngoại giao cũng là một chính sách cần phải xem trọng với bất kỳ quốc gia nào. Một đường lối ngoại giao tốt có thể giúp cho quốc gia đó thoát khỏi những tai ương.
  • Tám là binh bị. Việc binh giúp cho quốc gia có được sức mạnh để chống lại các thế lực cướp phá nên nó cũng là một trong những chính sách quan trọng. Tuy nhiên, so với những chính sach khác thì binh bị chỉ đứng cuối mà thôi. Điều này thể hiện một trí tuệ siêu việt của tiền nhân là cùng đường mới dùng tới việc đao binh.

Ngũ kỉ

Ngũ kỉ là năm điều về thiên nhiên mà một quốc gia phải thiết lập để người dân theo đó mà thực hiện các công việc:

  • Năm
  • Tháng
  • Ngày
  • Sao
  • Lịch

Hoàng cực

Hoàng cực là nói về vị vua đang trị vì. Nhà Vua là vị lãnh đạo tối cao của một đất nước, nhiệm vụ của người này là phải làm gì cho dân chúng, quốc gia.

Ngày nay, trong mỗi quốc gia đều có bản hiến pháp và nó sẽ qui định quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu.

Tam đức

Trong việc cai trị đất nước, vị vua luôn phải lấy 3 đức tính sau:

  • Chánh trực
  • Cương khắc
  • Nhu khắc

Chánh trực là chỉ ra rằng không được thiên lệch. Đối với những việc cần cứng rắn thì phải cương và những việc cần mềm thì phải nhu. Một người đứng đầu quốc gia không được qua thiên lệch một bên nào để tạo ra những bất công, bất ổn.

Kê nghi

Kê nghi là cho phép các bậc quân vương sử dụng các quan Thái Bốc, dùng các phương pháp bốc phệ để có thể quyết những việc chưa rõ ràng.

Ngày này, các nhà nước thay cho việc đoán định bằng bốc phệ thì sẽ dùng phương pháp phân tích số liệu, phân tích tiền khả thi để quyết định chính sách, phương hướng đầu tư.

Thứ trưng

Quay lại trù đầu tiên là ngũ hành, liên quan đến ngũ đức của bậc quân vương. Nhìn vào các hiện tượng thiên nhiên để biết có sự lệch lạc của ngũ hành, sự lệch lạc của ngũ đức để bậc quân vương có thể sửa mình, làm cho quốc thái dân an.

Như vậy, thứ trưng là cho phép chúng ta nhìn một hiện tượng gì đó để đoán xem các kết quả xảy ra như thế nào để còn đưa ra các biện pháp ứng phó.

Ngày nay, một chính phủ, một nhà nước qua quan sát phải đánh giá được các dấu hiệu có thể xảy ra để đoán định chiều hướng nào rồi đưa ra các chính sách thích hợp, tránh bị động.

Ngũ phúc, lục cực

Ngũ phúc là 5 điều may mắn của một con người, đó là:

  • Sống lâu
  • Giàu có
  • Yên vui
  • Chuộng nhân đức
  • Chết an vui

Là một con người, ai cũng thích 5 đức đó. Như thế, một người lãnh đạo phải biết làm sao để dân chúng luôn được hưởng điều đó thì họ sẵn lòng nghe theo.

Lục cực là 6 điều khổ cực mà một người có thể gặp phải, đó là:

  • Chết non
  • Bệnh tật
  • Lo buồn
  • Nghèo khổ
  • Tội ác
  • Ốm yếu

Một người bình thường luôn muốn tránh các loại cực này. Vì thế, một đất nước phải luôn để cho dân tránh được việc đó thì sẽ yên ổn.

Trên đây là toàn bộ nội dung của Hồng Phạm Cữu Trù mà Dịch Kinh Tân Biên muốn gởi đến quý độc giả. Nội dung của nó truyền tải rõ ràng chín lĩnh vực bao trùm trong đời sống xã hội. Vì thế một người lãnh đạo phải căn cứ vào đó để thiết lập một qui tắc ứng xử, tạo ra những khung hành động nhằm duy trì sự ổn định của quốc gia, đem lại sự ấm no cho dân chúng.

(Minh Chiêu – Lê Văn Trường)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *